Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Hành trình vụ án oan của Giảng viên bộ môn luật. Nguyễn Vũ Hoàng Oanh


 Từ năm 2010  đến nay bà  Nguyễn Vũ Hoàng Oanh giảng viên bộ môn luật trường Đại học lao động xã hội tán gia bại sản vì theo đuổi Bản Án 8 năm tù từ trên trời rơi xuống đầu  .
 Tối Ngày 17/3/2010 người bạn tên Vũ Thị Lan dẫn ông  Trần Mạnh Thắng đến nhà bà Oanh để làm quen với mục đính  Thiết lập tình cảm. bà Oanh không đồng ý với sự mai mối này nên không mời vào phòng khách mà chỉ tiếp qua loa ở phòng chờ  ở tầng 3 của tòa nhà cho thuê văn phòng (vì vậy cửa ra vào của tòa nhà luôn luôn mở tới 21 giờ đêm). Tiếp một chút rồi bà đuổi họ về còn bà đi lên phòng của mình.
 Khoảng 22h đêm bà xuống nhà kiểm tra một vòng xem cửa khóa chưa, khi tới phòng chờ ở tầng 3 bà thấy chìa khóa xe ô tô, giấy ông Thắng viết tự nguyện cho bà mượn xe ô tô mà ông Thắng mượn của một người bạn đi thuê về  giờ ông thắng cho bà mượ để xử dụng và bảo quản mọi chi phí về xe do ông Thắng tự chịu trách nhiệm. ngó ra cửa bà thấy chiếc ô tô đậu ở ngoài. Gọi điện cho Lan để yêu cầu ông Thắng đến lấy xe thì Lan tắt máy, ông thắng thì bà không biết số điện thoại do lần đầu tiên Lan đưa Thắng đến làm quen.

 Vì sợ mất xe bà Oanh đã phải nhờ người  mang đến bãi đỗ xe gần trường đại học bà đang giảng dạy để gửi.
Những ngày sau đó bà Oanh khổ sở vì việc phải tìm Lan và Thắng để yêu cầu mang xe về do bà không có nhu cầu mượn nhưng họ không lấy xe về mà chỉ bảo “ cứ để mà dùng, nếu không dùng thì cho thuê cũng ko sao”. Bực mình trước cái xe của nợ trên trời rơi xuống bà lại phải mày mò tìm số điện thoại của công ty  vận tải Đông Hà Nội là chủ chiếc xe đó dòng dã gọi điện liên tục 5 tháng trời với yêu cầu đến lấy xe về thì nhân viên công ty cho thuê xe  cũng chỉ  trả lời “ xe vẫn trong thời hạn hợp đồng cho thuê nên không đến lấy”.
Đến ngày 21/8/2010 có 4 nhân viên công ty vận tản Đông Hà Nội tìm đến nhà bà Oanh để lấy xe về, bà Thủy  trong đoàn tự giới thiệu là vợ của Giám đốc công ty và là chủ sở hữu chiếc xe, để cảm ơn bà Oanh đã trông hộ xe trong thời gian qua bà Thủy tự nguyện biếu bà Oanh 30 triệu để cảm ơn bà Oanh từ trối không nhận nhưng trước sự năn nỉ tỉ tê của bà Thủy cùng tờ giấy bà Thủy viết tay  với nội dung tự nguyện cho tiền bà Oanh để cảm ơn thế là xuôi lòng bà Oanh đã nhận số tiền đó cộng tờ giấy cho Tiền.
 Bà Oanh dẫn bà Thủy cùng 3 người đàn ông trong đoàn đến bãi gửi xe, tiền gửi xe hết 4 triệu đồng, bà Thủy đưa tiền nhờ bà Oanh trả tiền gửi xe do người gửi xe là bà Oanh.  Khi bà Oanh cầm tiền của bà Thủy để trả cho bãi gửi xe thì công an tp Hà Nội ập vào bắt quả tang rồi tống cổ bà Oanh vào đồn công an điều tra.  Tại đồn công an  điều tra tp Hà Nội bà Oanh đã trả lại số tiền 30 triệu đồng mà bà Thủy tự nguyện cho với một tờ biên bản nội dung “ bà Thủy tự nguyện cho tôi tiền giờ tôi không thích nhận tôi trả lại” có con dấu và chữ ký của cơ quan công an, tài sản là xe ô tô với chìa khóa xe bà Oanh cũng đã trao trả hết từ bãi gửi xe cũng có biên bản chữ ký con đấu của công an cộng lời xin lỗi bằng mồm rồi ngày hôm sau bà Oanh được họ trả tự do.
 Tưởng rằng mọi chuyện đã xong  nào  ngờ 16 tháng sau vào ngày 26/12/2011 công an và viện kiểm sát quận Hai Bà Trưng tp Hà Nội ra quyết định khởi tố bà Oanh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếc xe ô tô. Ngày 15/9/2014 tòa án quận Hai Bà Trưng kết án bà Oanh 7 năm tù tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cộng 1 năm tù tội Cưỡng đoạt tài sản là 30 triệu bà Thủy cho.
 Những bi hài kịch chỉ  có ở Tòa án Việt Nam.
Phiên tòa vắng mặt Bị cáo, không có mặt người bị hại, không có mặt người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, không có mặt nguyên đơn dân sự và không có cả mặt  người làm chứng vậy mà tóa án có thể ra kết luận :  “ Căn cứ kết quả  xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đánh giá toàn bộ chứng cứ, ý kiến của viện kiểm sát , lời khai của bị cáo tại phiên tòa  để kết tội bà Oanh 7 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 1 năm tù tội cưỡng đoạt tài sản.
Điều trớ trêu là phiên tòa ngày 30/8/2012 tòa án quận Hai Bà Trưng tp Hà Nội  mở phiên tòa xét xử vụ án này lại không có hồ sơ  vụ án  thế mà  hội đồng xét xử vẫn có thể căn cứ cái lọ, căn cứ cái chai để trả hồ sơ cho VKS bổ sung? .
Điểm nổi bật của vụ án là bà Thẩm phán Nguyễn Thị Hải Yến cùng Cán bộ tòa án Đỗ Xuân Trường có phép tàng hình cùng lúc 10h ngày 9/9/2014 bà Yến với ông Trường có thể làm việc ở hai nơi  “một là công an xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, hai là trụ sở công ty Diện Linh – thị trấn Đông Anh” với hai biên bản làm việc nhằm hợp thức hóa hồ sơ kết  tội bà Oanh.
Trong hồ sơ vụ án dày đến cả gang tay mà không có bất cứ một bằng chứng nào chứng minh bà Oanh phạm tội mà tòa án chỉ dựa vào những lời khai bất nhất cùng các căn cứ viển vông để kết  tội bà Oanh một mình mà  đe dọa tinh thần của  bà Thủy với 3 người đàn ông đi cùng để cưỡng đoạt 30 triệu đồng 
Trước bản án trên trời rơi xuống đầu này bà Oanh đã được cả  Tá luật sư giỏi của cả nước tham gia bảo vệ vậy mà Luật Pháp cũng không thắng được Luật Rừng.  Bản án Phúc Thẩm tòa án Tp Hà Nội vẫn giữ y án với kịch bản rập khuôn.
Hiện nay bà Oanh cùng các luật sư bảo vệ bà đang lỗ lực yêu cầu tòa án Tối Cao xét xử lại vụ án với trình tự Giám Đốc Thẩm để trả lại sự trong sạch cho nền luật pháp và trả lại sự công lý công bình cho bà Oanh.
Để có được sự nghiêm minh của pháp luật trong vụ án Bi Hài này rất cần đến sự quan tâm lên tiếng của toàn thể người dân VN nếu các bạn không muốn mình là người tiếp theo trở thành nạn nhân của những vụ án kiếu này ?

Trần Thị Nga 











Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 31 tháng 8 năm 2015
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM ĐỐI VỚI BẢN ÁN HÌNH SỰ PHÚC THẨM – ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT – SỐ 209/2015/HSPT NGÀY 16/04/2014 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  
   Kính gửi: CHÁNH ÁN
                   TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
 Chúng tôi là: 1 Luật sư Trần Văn Tạo VPLS Trần Văn Tạo – Đoàn LS TP HCM.
2  Luật sư Nguyễn Văn Đạt VPLS VIETLAW đoàn LS TP HCM
Trân trọng thông báo đến Chanh sn Tòa án Nhân Dân Cấp Cao tại Hà Nội những vi phạm pháp luật trong Bản án hình sự phúc thẩm – đã có hiệu lực pháp luật số 209/2015/HSPT  ngày 16/4/2015 của TAND Thành phố Hà Nội “ Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT”, và kiến nghị quý lãnh đạo  có kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT   nêu trên. Cụ thể nội dung trình bày như sau:
I.                   Nội dung vụ án theo cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm ( quận Hai Bà Trưng) và cấp phúc thẩm ( TP Hà Nội):
1.    Nguyên ngày 22/01/2010, ông Trần Văn Tần đứng tên thuê chiếc xe ô tô tự lái Hyun Dai BKS: 30t-4960 (“xe Huyn Dai”) của công ty cổ phần thiết kế xây dựng và Vận tải Đông Hà Nội (do ông Kiều Tùng Lâm làm giám đốc) . Do quen biết với ông Tần từ trước nên ngày 17/3/2010, ông Trần Mạnh Thắng mượn ông Tần chiếc xe Huyn Dai để đi lại, thời gian mượn là 03 ngày và được ông Tần đồng ý. Tuy nhiên, quá thời hạn mượn xe nhưng không thấy ông Thắng trả lại chiếc xe Huyn Dai  nên ngày 09/06/2010, ông Tần làm đơn gửi Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội yêu cầu giải quyết.
2.     Quá trình điều tra cho rằng: sau khi mượn chiếc Huyn Dai, do cần tiền nên tối ngày 17/03/2010 ông Thắng điện thoại cho bà Vũ Thị Lan để nhờ giới thiệu chỗ vay tiền và được bà Lan dẫn đến gặp bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh tại nhà của bà Oanh: tại tầng 3 nhà bà Oanh, ông Thắng đặt vấn đề vày 200.000.000đ , vì bà Oanh yêu cầu ông Thắng thế chấp tài sản nên ông Thắng đặt chiếc xe Huyn Dai cùng giấy tờ xe, chìa khóa xe và viết giấy cam đoan đưa cho bà Oanh. Sau khi nhận giấy tờ trên và chìa khóa xe, bà Oanh nói ở nhà không đủ tiền và hẹn bà Lan, ông Thắng đợi ở quán nước trước nhà để chờ bà Oanh đi lấy thêm tiền.
3.     Sau đó, bà Oanh đã gọi điện thoại nói bà Lan, ông Thắng đến Hàng Khoai nhận tiền. Trong khi bà Lan, ông Thắng đi đến phố Hàng Khoai thì bà Oanh đem xe Huyn Dai đi gửi ở bãi xe Song Cường ( Trung Hòa, Cầu Giấy). Bà Lan, ông Thắng lên phố Hàng Khoai không gặp được bà Oanh nên quay lại nhà bà Oanh và không thấy chiếc xe Huyn Dai. Ông Thắng đã điện thọa cho bà Oanh để đòi lại xe nhưng bà Oanh nói khi nào ông Thắng có tiền chuộc sẽ trả lại.
4.     Khoảng giữa tháng 7/2010, bà Oanh điện thoại nhiều lần cho bà  Trần Thị Thu Thủy là nhân viên của Công ty cổ phần thiết kế xây dựng vận tải  Đông Hà Nội, yêu cầu bà Thủy hỗ trợ tiền để lấy xe về. Do sợ không lấy được xe nên bà Thủy đồng ý.
5.     Ngày 21/8/2010, bà Thủy cùng ông Đỗ Duy Hùng và ông Kiều Ngọc Anh đến nhà bà Oanh. Khi đến nơi, chỉ có bà Thủy và ông Hùng vào nhà, còn ông Anh đứng ngoài đợi. Tại nhà bà Oanh, bà Oanh yêu cầu bà Thủy đưa cho bà Oanh 30.000.000đ  và viết giấy tự nguyện cho tiền do bà Oanh đánh máy sẵn. Sau khi nhận tiền, bà Oanh đưa bà Thủy đến bãi xe Song Cường để lấy xe Huyn Dai, bà Thủy đưa cho bà Oanh 4.000.000đ để trả phí trông xe. Khi bà Oanh đang cầm tiền thì bị cơ quan Công an TP Hà Nội kiểm tra và đưa tất cả về trụ sở giải quyết.
6.     Ngày 15/9/2014, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm vắng mặt bà Oanh, ra bản án hình sự sơ thẩm số 337/2014/HSST tuyên phạt bà Oanh 07 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 01 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt cho hai tội là 08 năm tù. Bà Oanh có đơn kháng cáo ngày 06/10/2014 kêu oan. Ngày 16/04/2015 Tòa án nhân dân Thành phố  Hà Nội, tiếp tục xét xử vắng mặt bà Oanh, ra bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT không chấp nhận kháng cáo của bà Oanh và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 337/2014/HSST về phần hình phạt đối với bà Oanh.
II.               Những  căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT, tôi phát hiện Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT có đủ những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là: 1) không có “điều tra, xét hỏi” tại phiên tòa đối với bị cáo Oanh;  2) vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố, xét xử:  3) kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án: Cụ thể:
1.     Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT áp dụng sai lầm các quy định Bộ luật tố tụng Hình sự (“BLTTHS”), dẫn đến xét xử vắng mặt bị cáo Oanh, trong khi người bị hại, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác đều vắng mặt, khiến cho việc điều tra, xét hỏi không thực hiện được:
a)    Trước hết, trang 7 Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT đã “ áp dụng điều 245, điểm c khoản 2 điều 187 Bộ luật hình sự” không quy định “ xét xử vắng mặt bị cáo và luật sư bào  chữa cho bị cáo…”
b)    Còn Điều 245 BLTTHS (khoản 2) quy định rõ người bào chữa, người kháng cáo “ Nếu vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử… Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa”. Cụ thể ở đây, Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT xác định: bà Oanh vắng mặt không có lý do chính đáng, nhưng lại quyết định xét xử vắng mặt bị cáo là áp dụng sai Điều 245 BLTTHS. Đúng ra, trong trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTHS, nếu bà Oanh “vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải  theo thủ tục quy định tại điều 130 của BLTTHS…”, chứ không thể “xét xử vắng mặt”. Cũng cần nhấn mạnh, Điểm b khản 3.1 mục 3 phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP nêu rõ: “Trường hợp người vắng mặt không có lý do chính đáng  là bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể xét xử vụ án vắng mặt họ trong những trường hợp quy định tài khoản 2 điều 187 của BLTTHS”, lẽ vậy, việc áp dụng “ điều 245 BLTTHS” trong trường hợp này cũng là không phù hợp.
c)    Một tình tiết quan trọng là luật sư Nguyễn Đức Biền – luật sư nhận bào chữa cho bà Oanh cho biết ông không nhận được thông báo mở phiên tòa xét xử ngày 16/04/2015. Như vậy, tòa án xét xử vắng mặt người bào chữa trong trường hợp này là trái quy định tại khoản 3.1 mục 3 phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP: Theo đó: “ người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa… Nếu một trong những người này chưa được triệu tập tham gia phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa”.
d)    Cũng vậy, điểm C khoản 2 điều 187 quy định “ Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:…C) nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ”.
-         Về điều kiện “ giao giấy triệu tập hợp lệ”,  thực tế việc triệu tập bà Oanh của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là “ không hợp lệ”, bởi lẽ, như trình bày của bà Oanh, trong năm lần triệu tập, có hai lần ( lần 1 và  lần 2) vi phạm thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại  Điều 242 BLTTHS: “…. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa,  Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án”: một lần ( lần 5) vi phạm thời hạn hoãn phiên tòa quy định tại Điều 194 BLTTHS: “ Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45,46,47,187,189,190,191,192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa”.  Những lần Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội triệu tập không hợp lện, bà Oanh đều gửi đơn đề nghị hoãn phiên tòa  và nêu rõ lý do Tòa án vi phạm thủ tục tố tụng như trên. Tuy nhiên, sau khi gửi Giấy triệu tập lần 5, Tòa án nhân dân tp Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm vào ngày 16/4/2015 xét xử vắng mặt bà Oanh với lý do “ không trở ngại cho việc xét xử”, mặc dù bà Oanh không nhận được Giấy triệu tập “hợp lệ”.
a)    Còn điều kiện “không trở ngại cho việc xét xử”, theo hướng dẫn của TANDTC tại Công văn số 81.2002/TANDTC thì “ nếu sự vắng mặt của bị cáo có trở ngại  cho việc xét xử ( như: cần đối chất, cần kiểm tra một số tình tiết nào đó của vụ án…), thì Tòa án phải hoãn phiên tòa”. Cụ thể trong trường hợp này có rất nhiều tình tiết của vụ án chưa được đối chất làm rõ, bị cáo Thắng kháng cáo kêu oanh ( không phải xin giảm nhẹ hình phạt như Bản án phúc thẩm số Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT xác định),  các bị hại, người liên quan đều vắng mặt… bị cáo Oanh đã bị xét xử vắng mặt tại phiên Tòa sơ thẩm, mà tại phiên Tòa này, bị cáo Thắng đã phủ nhận  việc “ đặt xe cho bị cáo Oanh”, tình tiết quan trọng  dẫn đến định tội “ lừa đảo…” của bị cáo Thắng và Oanh, nhưng chưa có “ đối chất”, nên Bản án phúc thẩm số Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT nhận định “ không trở ngại cho việc xét xử” là trái với hướng dẫn của TANDTC.
2.     Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục trong điều tra, truy tố và xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm. Nhưng Bản án phúc thẩm số Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT “y án sơ thẩm” cũng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng : cụ thể”
a)    Trước hết, rất nhiều Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không có số. Cụ thể như: Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung ngày 30/8/2012 (BL số 287);  Quyết định hoãn phiên tòa ngày 18/12/2012 (BL số 292);  Quyết định phục hồi tố tụng vụ án hifh sự ngày 2/12/2013 ( BL số 417); Quyết định hoãn phiên tòa ngày 18/12/2013 (BL số 395); Quyết định hoãn phiên tòa ngày 16/1/2014 (BL số 428) ; Quyết định hoãn phiên tòa ngày 26/7/2014 ( BL số 459); Quyết định hoãn phiên tòa ngày 21/8/2014 ( BL số 472)… Điều này vi phạm quy định của Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – TANDTC.
Đặc biệt, hồ sơ vụ án có nhiều “ Biên bản nghị bàn –TAND quận Hai Bà Trưng”, điều này vi phạm khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Hình sự ( BLTTHS) là “ Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất”. ban hành  kèm theo Mục V Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP hoàn toàn không có biên bản nghị bàn.
b)    Trong hồ sơ vụ án có hai Cáo trạng cùng số, cùng ngày đều không đánh dấu  Bút lục. Việc không “ đánh dấu số thứ tự ( bút lục) tiếp theo số tài liệu trong hồ sơ do Cơ quan điều tra chuyển sang” làm vi phạm điểm b khoản 20.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP. Chính vi phạm này dẫn đến kết quả không thể xác định được cáo trạng nào có trước, cáo trạng nào có sau.
Nhưng vi phạm thủ tục tố cụng nghiêm trọng là 2 Cáo trạng có cùng số 181 cùng ghi ngày 1/4/2012 này lại có một số nội dung khác nhau. Đặc biệt có cả nội dung  làm thay đổi bản chất vụ án, có thể xác định “ chứng cứ có tội hoặc chứng cứ vô tội”. Câu hỏi đặt ra là Viện kiểm sát truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử theo Cáo trạng nào?
 Đơn cử, tạm gọi là Cáo trạng 1 ( chỉ có 8 trang); và Cáo trạng 2 ( có 9 trang): (I) có những nội dung khác nhau ở cáo trạng 1 ( các trang 3,4,5) so với Cáo trạng 2 (các trang 4,5): (II) trong đó có những nội dung khác nhau quan trọng như tại trang 5 Cáo trạng 2 có đoạn: “ Trong lúc Oanh và Thắng nói chuyện Lan có điện thoại ra ngoài nghe nên không biết”, trong khi Cáo trạng 1 không có nội dung này. Nếu Lan không biết Thắng va Oanh nói chuyện “ vì ra ngoài nghe điện thoại” thì không thể là nhân chứng! Còn ngược lại, Cáo trạng 1 ( trang 5) có nội dung “ xác định Oanh phạm tội “ là :  Đối với Nguyễn Vũ Hoàng Oanh , mặc dù Oanh không nhận tội, nhưng căn cứ vào tài liệu điều tra lời khai của Trần Mạnh Thắng, Vũ Thị Lan và Trần Thị Thu Thủy ( BL: 45,50, 96, 99, 107,108, 125,127, 149).  Ngoài ra lời khai của Oanh thể hiện có nhiều mâu thuẫn ( tại các BL: BB 19/7/2010: BL 73, 83,84, 87, 88, 92) cùng những tài liệu điều tra khác đủ cơ sở kết luận Nguyễn Vũ Hoàng Oanh phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội Cưỡng đoạt tài sản”. Nhưng tại Cáo trạng 2 lại không có nội dung này.
c)     Nội dung của “ Biên bản nghị bàn” được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử (“HĐXX”) thống nhất biểu quyết và ký tên, nhưng sau đó Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa lại tùy tiện “ quyết định” thêm, bớt trong các Biên bản, Quyết định… của mình khác với quyết định của HĐXX. Cụ thể: Biên bản(“BB”) nghị bàn ngày 25/6/2012 (BL 282) lại ghi: “ Chủ tọa thay mặt HĐXX”…. HĐXX quyết định hoãn phiên Tòa, trả lại hồ sơ cho VKS quận Hai Bà Trưng để giải quyết theo thẩm quyền”. Và sau đó, chủ tọa phiên Tòa Nguyễn Thị Hải Yến đã “TM.HĐXX” có Quyết định  (không số) đề ngày 25/6/2012 trả hồ sơ điều tra bổ sung ( BL285). Cũng vậy, tại BB nghị bàn ngày 30/8/2010 (BL 286), HĐXX biểu quyết 3/3 “ hoãn phiên tòa”. Nhưng sau đó, chủ tọa phiên Tòa Nguyễn Thị Hải Yến đã ( TM. HĐXX” cũng lại có BB phiên tòa và Quyết định (không số) ngày 30/8/2012 trả hồ sơ điều tra bổ sung (BL287) . Điều đáng lưu ý là lý do để trả hồ sơ điều tra bổ sung của cả hai lần này đều ghi giống hệt nhau! Điều này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS về “ thực hiện chế độc xét xử có hội thẩm tham gia” (Đ 15); “ Tòa án xét xử tập thể” ( Đ 17): và về “ nghị án” (Đ 222) . Cũng vậy, tại BB nghị bàn ngày 14/1/2013 (BL 308), các thành viên HĐXX chỉ biểu quyết 3/3 thống nhất “hoãn phiên tòa”. Và TP chủ tọa cũng ra QĐ không số hoãn phiên tòa. Nhưng tại BB phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 14/1/2013 (BL 320) lại có nội dung “HĐXX quyêt định hoãn phiên tòa và ra QĐ  tạm đình chỉ vụ án”. Saud dó, TP Yến đã ra QĐ tạm đình chỉ cùng ngày 14/1/2013.
d)    Tòa án xét xử không có hồ sơ vụ án: tại các BL 286, 287, 288,289,290, 291 xác định ngày 17/8/2012, Tòa án ( TA) cấp sơ thẩm có Quyết định (không số) đưa vụ án ra xét xử thời gian ngày 30/8/2012. Và hồi 9g 30 phút, ngày 30/8/2014 “ tại Trụ sở TAND quận Hai Bà Trưng” TA đã “ mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm….” (BB Phiên Tòa hình sự). Sau đó, HĐXX đã nghị bàn (BB Nghị bàn ngày 30/8/2012). Và HĐXX do Thẩm phán Yến thay mặt  - ký Quyết định (QĐ) trả hồ sơ điều tra bổ sung ( không số) đề ngày 30/8/2012: QĐ này ghi rõ: “Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự …”  Phiên tòa có mặt đầy đủ HĐXX, bị cáo và kiểm sát viên Phạm Thị Lan Anh.
Thế nhưng, tại văn bản số 335/CV/VKS-HS ngày 30/9/2012 (BL304), Viện kiểm sát quận Hai Bà Trưng đã nhận được toàn bộ hồ sơ vụ án… kèm theo quyết định trả hồ sơ bở sung của Tòa.. Do vậy, VKS quận Hai Bà Trưng chuyển trả hồ sơ cho TA Hai Bà Trưng  để giải quyết theo thẩm quyền”. Như vậy, Viện Kiểm Soát (VKS)  xác nhận “ngày 04/7/2012 VKS nhận toàn bộ hồ sơ” và ngày 30/9/2012 thì mới “ chuyển trả lại hồ sơ cho TA”,  thế thì ngày 30/8/2012 Tòa án lấy hồ sơ vụ án ở đâu để xét xử, để “căn cứ” và hồ sơ nào để “…trả..” cho VKS “ điều tra bổ sung”? Phải chăng vụ án này  có nhiều “ hồ sơ vụ án” để xét xử theo “ hai cáo trạng” khác nhau ?
 Ngoài ra, có hai điều đáng lưu ý trong các nội dung này là (I)  trong hồ sơ vụ án có  hai văn bản của VKS cùng số 335/cv/vks-hs cùng đề ngày 30/9/2012 được đánh số BL là 305 và 305 với nội dung giống nhau.  Chỉ khác nhau điều cơ bản là văn bản  (BL304) thì ghi rõ “ngày 04/7/2012…”. Còn văn bản (BL305) lại bỏ trống ngày         /2012”. (II)  Tại BB phiên tòa ngày 30/8/2012 (BL290)  ghi rõ: “  Bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Oanh  - sinh 1973 ( có mặt)…” Nhưng ở giưới lại ghi : “ Tại phiên tòa hôm nay bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Oanh vắng mặt tại phiên tòa…”. Như vậy đâu là sự thật?
E)  Tại BB phiên tòa ngày 16/1/2014, “VKS xin rút hồ sơ để xem xét lại tội danh”    và HĐXx cũng quyết định: “.. trả hồ sơ cho VKS..” (BL423). Thế nhưng hồ sơ vụ án lại không có các QĐ trả hồ sơ; không có ý kiến kết luận của VKS và hoàn trả lại hố sơ cho Tòa! Nhưng Tòa vẫn có hồ sơ ( hoặc không trả) để QĐ  đưa vụ án ra xét xử vào ngày 26/7/2014 (BL432)!
F)  Thẩm phám làm việc hai nơi cùng giờ: Tại hai BB làm việc (BL 481 và 482) của TP Nguyễn Thị Hải Yến và CBTA Đỗ Xuân Trường ( người ghi BB) tại hai  nơi khác nhau : một tại “trụ sở CA xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh ” , và hai tại “Trụ sở Công ty Diệp Linh- thị trấn Đông Anh ” nhưng cùng “BB kết thúc vào hồi 10 giờ cùng ngày” 9/9/2014!
i)   Về xác định những người tham gia tố tụng: i) Việc BAST xác định cá nhân bà Trần Thị Thu Thủy là “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”  trong vụ án (trang 2) là không đúng. Hay bà Thủy là “chủ sở hữu hợp pháp xư 30T-4960” như bà từng xác nhận? Cần nhấn mạnh, tại giai đoạn điểu tra vụ án, cơ quan điều tra xác định tư cách tham gia tố tụng của bà Thủy là “người bị hại” (BL 122; 124;126). ii) Đại diện nguyên đơn dân sự Công ty CP thiết kế xây dựng và vận tải Đông Hà Nội (“Cty CP Đông Hà Nội” là ông Kiều Ngọc Anh không có ủy quyền hợp pháp. Hồ sơ vụ án có 2 giấy ủy quyền của Giám đốc Cty Đông Hà Nội cho ông Anh nhưng đều quá hạn hoặc không có nội dung ủy quyền cho ông thay mặt GĐ “tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự” trong vụ án này.  Iii) Ngân hàng TMCP CT VN – là bên nhận thế chấp tài sản xe ô tô 30T-4960” – lại không được tham gia tố tụng với tư cách “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan” là không phù hợp qui định Điều 54 BLTTHS và Điều 350 và Điều 351 Bộ luật Dân sự.
 k)   Vi phạm về “lấy lời khai người làm chứng”: Quan trọng nhất là, để đảm bảo xác định sự thật vụ án “khách quan, trung thực”, BLTTHS qui định rất chặt chẽ về “người làm chứng”. Điều 135 BLTTHS về “Lấy lời khai người làm chứng” có qui định như : “Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghiã vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản. Điều tra viên …không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý” (khoản 3 và 4). Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm xác định có hai người làm chứng là bà Vũ thị Lan và ông Đỗ Duy Hùng (trang 2 ). Nhưng ở giai đoạn điều tra vụ án, Điều tra viên đã xác định tư cách bà Vũ thị Lan là “người liên quan” còn ông Đỗ Duy Hùng là “người chứng kiến”. Chính vì vậy , Điều tra viên đã không tuân thủ qui định BLTTHS về lấy lời khai người làm chứng. Điều tra đã không “giải thích quyền và nghĩa vụ người làm chứng” cho bà Lan và ông Hùng, và đã có nhiều câu hỏi “có tính chất gợi ý” khi lấy lời khai. Cụ thể, các BB ghi lời khai của bà Lan đều được ĐTV “giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định Điều 54 BLTTHS” (BL 95;97;99;101;103;105;107). Với rất nhiều câu hỏi “gợi ý” như: “Chị có bàn bạc thống nhất gì với chị Oanh về việc cho anh Thắng vay tiền và nhận thế chấp xe ô tô, các giấy tờ, con dấu ?” (BL 98); “Sau sự việc chị Oanh nhận thế chấp xe ô tô, các giấy tờ của anh Thắng mà không giao tiền thì chị Oanh có yêu cầu gì đến với chị và anh Thắng không?” (BL 100); “Tại sao Oanh cầm số tài sản của Thắng mà không giao tiền và không thừa nhận đã cầm tài sản của Thắng?” (BL 108). Rõ ràng, “người làm chứng” chỉ có thế trả lời những gì “biết” về vụ án, không thể trả lời được những câu hỏi “tại sao”? về ý định của người khác.
Cũng vậy, ĐTV chỉ “giải thích quyền và nghĩa vụ theo qui định Điều 55 BLTTHS” cho ông Hùng (BL 145;147;149).

Khoản 1 Điều 64 BLTTHS qui định Chứng cứ…phải được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định…Lời khai của bà Lan, ông Hùng không được thu thập theo “trình tự thủ tục” BLTTHS qui định về “người làm chứng” nên không sử dụng làm chứng cứ với tư cách “người làm chứng”

l)   Vi phạm trong định giá tài sản: Gía trị xe ô tô 30T-4960- được xem là bị chiếm đoạt – có ý nghĩa quan trọng trong định khung hình phạt, nhưng việc định giá tài sản đá có vi phạm Nghị đinh số 26/2005/NĐ-CP. Cụ thể: i) Tại Giấy xác nhận của Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Đông Anh do Ông Phạm Văn Chiến ký ngày 03/08/2010 đã xác định : “Giá trị xe ô tô BKS 30T-4960 là 188.328.571đ” ( BL 188). Thế nhưng, cơ quan CSĐT không cung cấp văn bản này và Hội đồng định giá không tham khảo Giấy xác nhận này là không phù hợp Điều 12; điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 26/2005/NĐ-CP, dẫn đến định giá tài sản là 270.000.000 đồng (chênh lệch + hơn 70%). ii)  Cũng vậy, “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản” đã không “tổ chức cho Hội đồng định giá tài sản xem tài sản” là xe ô tô BKS 30T-4960 là vi phạm Điều 14 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP. Vi phạm này dẫn đến định giá có thể không “trung thực, khách quan, công khai và kịp thời”, vi phạm nguyên tắc định giá tài sản qui định tại khoản 2 Điều 2 Nghị đinh số 26/2005/NĐ-CP.  iii)  Biên Bản định giá tài sản ngày 26/8/2010 (BL 205) và Kết luận định giá tài sản ngày 27/8/2010 (BL 206) đều ghi rõ Hội đồng định giá tài sản có 5 thành viên, và đã “biểu quyết 05đ/c /05đ/c = 100%”. Thế nhưng chỉ có 4 thành viên ký tên trên Biên bản và Kết luận, không có chữ ký của thành viên ông Phạm Hùng Nam- chuyên viên VP.HĐND- UBND quận, là vi phạm điểm h khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP.  iv)  Kết luận định giá và Biên bản định giá ghi “thời gian và địa điểm hoàn thành việc định giá” khác nhau (chênh lệch 1 ngày rưỡi) là không phù hợp Điều 16, Điều 17 và Điều 18 nghị định số 26/2005/NĐ-CP. Cần nhấn mạnh điểm h khoản 1 Điều 18 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP qui định phải có “thời gian và địa điểm hoàn thành việc định giá”, như Kết luận định giá tài sản ghi rõ ở mục V, chứ không qui định “ thời gian kết thúc cuộc kết luận định giá..”.  v)  Điều khác nữa là mãi đến ngày 11/9/2010, mới có Kết luận giám định của Phòng KTHS CA TP. Hà Nội về “số mấy và số khung xe 30T-4960 là số nguyên thủy”, như vậy việc kết luận định giá trước đó là chưa đảm bảo nguyên tắc “trung thực, khách quan”. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng các Biên bản định giá và kết luận định giá này là “chứng cứ” là không phù hợp qui định tại Điều 63 và Điều 64 BLTTHS.

m)  Vi phạm về xác định sự thật vụ án : Cơ quan điều tra và VKS đá không thực hiện “đối chất” trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người. Thậm chí, cơ quan điều tra xác định có “… mâu thuẫn lời khai giữa hai người…” (BL 125), nhưng vẫn không tiến hành đối chất là vi phạm Điều 138 BLTTHS. Cần nhấn mạnh, khoản 1 Điều 138 BLTHS qui định : “Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì  điều tra viên tiến hành đối chất”, đây là qui định bắt buộc. Và khoản 5 Điều này cũng qui định : “Trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất”..mà không lệ thuộc vào ý chí “muốn hay không muốn” hoặc “từ chối” của đương sự. Đặc biệt trong trường hợp bị cáo Oanh có nhiều yêu cầu được đối chất, nhưng Thủy từ chối (BL 118;BL 123; 127).

n)  Dấu hiệu “mớm cung”, “gài bẫy”, “thêm” …vào lời khai những chi tiết cho phù hợp ý đồ kết tội bị cáo: i)  Tại Bản tường trình của bà Trần Thị Thu Thủy (BL 128) có nhiều chi tiết được viết thêm vào nhìn bằng mắt thường cũng thấy, nhưng nội dung khẳng định các nội dung viết thêm này. Như Bản tường trình đã có dòng chữ : “Hôm nay ngày 21/8/2010…”.  ii)  Tại Bản tường trình này (BL 128) và Đơn Tố cáo (BL 129) đều được ghi thêm dòng chữ nhỏ “Công ty cổ phần thiết kế XD vận tải Đông Hà Nội”. iii)  Cũng tại Bản tường trình ngay lúc sự việc xẩy rag hi rõ “Hôm nay ngày 21/8/2010 lúc 14 h chiều “ (BL 128) bà Thủy viết : “Tôi không có đủ tiền, nên nhờ người nhà mang đến, lúc người nhà mang đến 4.000.000 đồng và tôi đã đưa cho chị Oanh với số seri BJ 08371659, HF 03771128…lúc chị Oanh nhận tiền thì bị công an bắt”.  Trong khi 19 h 15 phút ngày 21/8/2010, công an mới “phát hiện sưn việc” (BL 190). Như vậy, một là Bản tường trình này được lafmsau, và Bà Thủy chỉ có thể biết được số seri này khi công an cho biết, hoặc bà Thủy đã bị (gài bẫy) trước mới có được số seri này.  iv)  Cũng vậy, taijBanr tường trình (BL128) này, bà Thủy viết : “chỗ gửi xe đòi 4.500.000 đồng tiền gửi xe” và bà Thủy chỉ đưa 4.000.000 cho bà Oanh vì không mang đủ tiền. Thế nhưng, tại Đơn trình báo đề ngày 21/8/2010, (BL 142), ông Kiều Ngọc Anh- PGĐ đại diện Công ty- viết “ Ngày 21/8/2010 chúng tôi đã báo với quý cơ quan về việc chị Oanh giữ xe trái phép của công ty chúng tôi và yêu cầu công ty phải nộp cho Oanh: 30.000.000 đồng và tiền gửi xe ở bãi bãi là 4.000.000 đồng. Tổng cộng công ty phải nộp cho chị Oanh là 34.000.00 đồng (Ba mươi tư triệu đồng)…”.Như vậy vấn đề đặt ra là Đơn trình báo này được lập khi nào ? Nếu đúng ngày 21/8/2010 như ghi trong Đơn thì sao lại “Đã” và sao lại biết rõ bà Thủy chỉ đưa 4.000.000 đồng , trong khi bãi đỗ xe đòi 4.500.000 đồng, nhưng bà Thủy không đủ tiền và phải gọi người nhà mang đến? Ngoài ra, cần nhấn mạnh, tại BL 196 hồ sơ vụ án có Phiếu chi số 709 và 710 đóng dấu Cty CP Đông Hà Nội ghi rõ người nhận tiền là bà Trần Thị Thu Thủy với số tiền nhận là 30 triệu và 4 triệu cùng ghi ngày 21/8/2010. Như vậy, bà thủy đã nhận 34 triệu ở Công ty (nếu đúng thực) chứ không phải 4 triệu được người nhà bà mang đến !
o)  Vi phạm trong giải quyết yêu cầu dân sự của Cty CP Đông Hà Nội: BAST trang 8 xác định rõ: “ Nguyên đơn dân sự: Cty CP Đông Hà Nội yêu cầu bồi thường tiền thuê xe từ 22/1/2010 đến 27/8/2010 với số tiền là 57.280.000đ” Nhưng BAST lại kết luận và tuyên “ buộc ông Tần phải chịu toàn bộ tiền thuê xe từ ngày 22/1/2010 đến 27/8/2010 với tổng số tiền là 251 ngày x 500.00đ = 107.500.000đ”. Như vậy, nguyên đơn dân sự chỉ yêu cầu tiền thuê xe 57.280.000đ, nhưng lại được BAST  tuyên cho hưởng gấp hai lần là 107.500.000đ. Vi phạm khác của BAST  là “căn cứ theo hợp đồng”  để cho rằng ông Tần có lỗi. và tính 500.000đ/ ngày thuê xe. Thế nhưng , Hợp đồng thuê xe số 528/HĐTL ngày 22/1/2010 giữa công ty CP Đông Hà Nội với ông Trần Văn Tần chỉ có hiệu lực đến 27/1/2010, và chính ông Kiều Ngọc Anh đã khẳng định “ hợp đồng này đã thanh lý vào ngày 27/1/2010…. Và hai bên chưa ký hợp đồng mới” (BL 132). Như vậy căn cứ vào đâu để BAST kết luận “lỗi … theo hợp đồng và tiền thuê xe”.
P) Vi phạm nghiêm trọng  trong đánh giá và sử dụng chưng cứ, nhưng cấp phúc thẩm đã không  làm rõ:  Có rất nhiều những mâu thuẫn trong chính lời khái của chính đương sự, mâu thuẫn trong các lời khai của các đương sự khác với nhau, của các đương sự với tài liệu, hồ sơ. BAST: mâu thuẫn ngay trong chính BAST… nhưng không được đối chất, làm rõ. Trong điều kiện vụ án chỉ được giải quyết dựa vào những lời khai , mà có đầy mâu thuẫn, bị cáo chính và các nhân chứng, người tham gia tố cụng khác đều vắng mặt, thì việc xét xử không thể “ khách quan, toàn diện, đầy đủ” cụ thể:
I) Mâu thuẫn trong lời khai của chính bà Vũ Thị Lan về nội dung trao đổi giữa 3 người ( Thắng, Oanh, Lan): Bà Lan khai bà và ông Thắng, bà Oanh cùng thống nhất việc vay tiền : tại BB ghi lời khai lúc 15h ngày 11/8/2010 (BL99). Bà còn khẳng định tại BB ghi lời khai ngày 08/07/2010 này là; “Tôi là người trực tiếp có mặt ở đó” (BL97) . Thế nhưng ngay tại BB ghi lời khai này, bà Lan lại phủ nhận “ tôi không bàn bạc thống nhất gì với chị Oanh về việc nhận thế chấp xe ô tô, giấy tờ, con dấu của anh Thắng để vay tiền” (BL 98). Và tại bản tường trình của bà Vũ Thị Lan gửi Cơ quan CSĐT – Công an tp Hà Nội, bà Lan lại khai ; “Tôi rất muốn về, anh Thắng giữ lại, tôi chạy ra chỗ khác  để nghe điện thoại và gọi điện thoại… tôi chạy ra nghe điện thoại…” (BL109)
II) Từ mâu thuẫn này đến mâu thuẫn trong chính Cáo trạng và BAST:  Như chúng tôi đã nêu ở trên, Cáo trạng 2 (trang 5) có đoạn: “ trong lúc Oanh và Thắng nói chuyện Lan có điện thoại ra ngoài nghe nên không biết” ( đoạn này không có trong cáo trạng 1). Và trang 5 BAST cũng lập lại nguyên văn.  Điều này mâu thuẫn hoàn toàn với nội dung ghi rõ trong đoạn này của cả Cáo trạng và BAST là “ Lan là người chứng kiến toàn bộ sự việc” . Đã ra ngoài  nghe điện thoại trong lúc Oanh và Thắng nói chuyện thì không thể : chứng kiến toàn bộ sự việc”. Và đã “là người chứng kiến toàn bộ sự việc” thì không thể  “ nên không biết”. Đã “ không biết” thì không thể là người làm chưng theo quy định  tại Điều 55 BLTTHS. Và không được xử dụng lời khai của Lan làm chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 67 BLTTHS.
III)  Mâu thuẫn của Lan, Thắng với Cáo trạng BAST về  “ địa điểm xảy ra vụ án”: Tại BB ghi lời khai ngày 01/07/2010 (BL 40); BB hỏi cung bị can ngày 06/06/2011 (BL47, 48);  Bản tường trình ngày 01/07/2011 (BL 55) ông Trần Mạnh Thắng đều khai Thắng, Lan gặp Oanh là tại tần 2 số nhà 393 Trần Khắc Chân. Phù hợp với lời khai của bà Lan tại BB ghi lời khai ngày 08/7/210 (BL96); Tại BB ghi lời khai ngày 11/8/2010 (BL 99). Thế nhưng Cáo trạng và BAST  đều xác định là “tầng 3). (trang 3 Cáo trạng và trang 2 BAST). “Tầng 3” này lại phù hợp lời khai của ông Thắng  tại BB ghi lời khai ngày 04/5/2011. Việc có mâu thuẫn trong xác định “địa điểm” là vi phạm khoản 1 Điều 63 và Điều 64 BLTTHS.
IV) Mâu thuẫn của Lan về xe ô tô: Tại BB ghi lời khai ngày 08/7/2010 bà Lan khai rằng: “ tôi chỉ nhìn thấy  anh Thắng đi xe ô tô con loại 4 chỗ ngồi, màu sơn sữa để trước cửa nhà chị Oanh tại 393  Trần Khắt Chân – Hà Nội….” (BL 97). Nhưng ngay sau đó, cũng trong BB ghi lời khai này, bà Lan lại phủ nhận “tôi không biết đặc điểm của chiếc xe đó”.  Và tại những lần khai khác , màu sơn của chiếc xe được bà Lan thay đổi liên tục từ: ‘…anh Thắng đi một mình xe ô tô 5 chỗ , màu trắng bạc” (BL99), sang “… anh Thắng đi một chiếc xe ô tô màu sữa” (BL105). Nếu căn cứ lời khai của anh Thắng rằng “trong lúc nói chuyện… Thắng điện cho em là Trần Quốc Toàn lái xe đến (BB ghi lời khai ngày 4/5/2011- BL 42) thì rõ rang Lan “không biết” là đúng. Việc Lan khai “Thắng lái xe một mình đến 393 Trần Khát Chân, cũng là mâu thẫn với lời khai của Thắng là Thắng đi với bạn (do bạn lái), là ông Nguyễn Thanh Phong và cả Ông Nguyễn Ích Ảnh (BL 45); (BL157- BB ghi lời khai ông Nguyễn Thanh Phong ngày 09/01/2012) và BB ghi lời khai ông Nguyễn Ích Ảnh ngày 07/1/2012 – BL 159).
Chính vì lời khai mâu thuẫn cho rằng ô tô Thắng lái đến một mình và để lại ở 393 Trần Khát Chân, nên để “phù hợp” lời khai của chính mình , bà Lan khai sau khi ở nhà bà Oanh ra thì “ anh Thắng đi cùng  một số người bằng xe ô tô khác xe anh Thắng đi đến” (BB ghi lời khai ngày 08/7/2010 –BL 96). Lời khai này mâu thuẫn với anh Thắng và anh Nguyễn Thanh Phong tại BB ghi lời khai ngày 09/1/2012 rằng,  anh Phong là người lái xe chở ông Ảnh và anh Thắng đến 393 Trần Khát Chân, Và cũng chính anh Phong “ chở anh Thắng và ông Ảnh lên Hàng Khoai” (BL 157). Như vậy,  sự thực có mấy xe ô tô?  Vì như nhân chứng Lan khai thì Thắng đi xe ô tô tự lái đến 393 Trần Khát Chân rồi về bằng xe khác ( là có hai xe). Thắng khai có một xe nữa (sau đó để lại ở 393 Trần Khát Chân) do em trai là Toàn lái đến. Như vậy là có 3 xe?
VI)  mâu thuẫn trong chính lời khai của bà Trần Thị Thu Thủy  về số tiền 30 triệu đồng: Bà Thủy có nhiều lời khai cho rằng  bà  Oanh là người đưa ra yêu cầu giao cho bà Oanh 30 triệu đồng như tại BB ghi lời khai ngày 29/1/2011 (BL126); đơn trình báo (BL 131); Đơn tố cáo (BL 130); Điều này phù hợp với Cáo trạng và BAST ( trang 3) là : “ Oanh yêu cầu đưa 30 triệu đồng”. Tuy nhiên, tại BB ghi lời khai ngày 26/10/2010 (BL124),  bà Thủy lại khẳng định; “tôi bảo với chị Oanh là 30.000.000đ thì chị Oanh đã đồng ý nhận…”  như vậy 30.000.000đ là do bà Thủy “ bảo với bà Oanh và bà Oanh đồng ý nhận” chứ không phải bà Oanh yêu cầu đưa 30.000.000đ.
VII)  Mâu thuẫn của bà Thủy về nhân than: Tại văn bản tự nguyện “tự nguyện cho tiền bà Oanh” đề ngày 21/8/2010 (BL196), bà Thủy tự viết tay xác nhận” … “ tôi là vợ có đăng ký kết hôn với anh Kiều Tùng Lâm…”. Trong khi đó, tại BB  ghi lời khai ngày 21/8/2010 “ – Chồng: Phùng Huy Chúc – SN 1976 – Kinh doanh tự do” (BL120)?
VIII) Mâu thuẫn trong chính lời khai của ông Đỗ Duy Hùng về việc đi đến nhà bà Oanh  và đến bãi giữ xe vào ngày 21/8/2010: Tại BB ghi lời khai ngày 21/8/2010 ông Hùng khai: “  khoảng 14h ngày 21/8/2010, chị Thủy có yêu cầu tôi và anh Sơn đi chuộc xe ô tô của Công ty. Chúng tôi đi xe ô tô biển số 30S – 2361 do anh Sơn điều khiển”, “ Sau đó, tôi, chị Thủy, anh Sơn và chị Oanh  đi xe ô tô BKS 30S – 2361 đến bãi gửi xe ô tô… (BL 134). Như vậy, theo lời khai này thì có 3 người của công ty Đông Hà Nội đi cùng chị Thủy đến nhà bà Oanh và ra bãi xe là ông Hùng, ông Sơn, bà Thủy không có ông Kiều Ngọc Anh như các lời khai khác và BAST  kết luận sau này. Và anh Sơn là người điều khiển chiếc xe BKS 30S – 2361 này. Tuy nhiên tại BB ghi lời khai ngày 09/8/2011 (BL 145); BB ghi lời khai ngày 29/12/2011 (BL149) ông Hùng lại khai lại  cho đúng với những lời khai khác ( của ông Ngọc Anh  -BL 136 -138) là “ ông Hùng, bà Thủy và ông Kiền Ngọc Anh” đến nhà bà Oanh và ra bãi xe ( không có ông Sơn). Và tôi ( ông Hùng) lái xe ô Tô…”. Cũng tại BB này, ông Hùng cam đoan “….  (lời khai) tôi trình bày tại Công an  TP Hà Nội này 21/8/2010 là hoàn toàn sự thật…” (BL 145).  Vậy lời khai nào của ông Hùng là đúng sự thật?
IX) lời khai: “suy diễn không có căn cứ” nhằm kết tội bà Oanh của bà Thủy và ông Hùng về việc cất giữ số tiền 30.000.000đ: Tại BB ghi lời khai ngày 21/8/2010 (BL 82) bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh khai: “ Số tiền 30.000.000đ tôi nhận của chị Thủy xong  tôi nhét vào túi quần…”. “ Tôi không để nhà mà mang theo đến bãi xe…” (BL82). Nhưng tại BB ghi lời khai ngày 21/8/2010 (BL 135); Bản tường trình  (BL 151) ông Đỗ Duy Hùng viết : sau khi nhận tiền “ chị Oanh lên phòng tầng 4 cất tiền…”. Bà Thủy cũng tố cáo tại đơn ngày 21/8/2010 là “ tôi đưa 30 triệu gồm 60 tờ giá 50.000đ. Sau đó chị Oanh cất tiền trên tầng 4” (BL 129).  Nhà 393 Trần Khát Chân của bà Oanh có 7 tầng chính bà Oanh khai: “ ngôi nhà này là nhà tôi ở, đặc điểm như thế nào, tôi sẽ trình bày với cơ quan điều tra sau” (BL82). Ông Hùng và Bà Thủy ngồi tại tầng 2 (BB ghi lời khai của bà Thủy ngày 21/8/2010 –BL 121; Đơn tố cáo của bà Thủy  - BL 129 “ chị Oanh đưa tôi và Hùng lên tầng 2 ngồi và trao đổi”;  BB ghi lời khai ngày 21/8/2010 ông Hùng ( BL 134) thế sao ông Hùng, bà Thủy lại có thể biết “ bà Oanh lên phòng tầng 4 cất tiền”. Đây là suy diễn không căn cứ.
X) Mâu thuẫn trong chính lời khai của ông Kiều Ngọc Anh:  I) về khoản tiền 30 triệu, ông Kiều Ngọc Anh khai tại BB ghi lời khai ngày 05/08/2011 rằng ông biết rõ “ chị Thủy là nhân viên của công ty tôi có nhận được điện thoại của chị Oanh nói là đem tiền đến thì sẽ chỉ chỗ để xe ô tô. Chị Thủy có báo cáo lại cho Công ty biết, nhưng chúng tôi không đồng ý  vì số tiền yêu cầu cao …” (BL 136). Nhưng tại BB ghi lời khai ngày 29/12/2011 thì ông Kiều Ngọc Anh lại khai ông không rõ “ tôi không rõ hai người trao đổi việc gì mà chỉ thấy Thủy là kế toán công ty tôi nói là đem 30 triệu đến chỗ Oanh  để chuộc xe ô tô  nên tôi đại diện Công ty đi cùng để lấy xe” ( BL 138) . II)  Về thời gian ông Tần đến công ty: tại BB ghi lời khai ngày 5/8/2011 (BL136), ông Anh khẳng định “ thời hạn thuê xe là 5 ngày kể từ 22/1/2010 . hết thời hạn thuê xe, tôi liên lạc với anh Tần không được, đến nhà cũng không gặp… Khoảng 5 tháng sau  anh Tần đến công ty tôi…”.  Nhưng tại BB ghi lời khai  ngày 5/7/2010, ông Anh lại khai : “ Hết hạn hợp đồng thì ông Tần đến coogn ty thanh lý hợp đồng….”  Ông còn nhớ rõ: “… ông Tần đến công ty muộn (đêm khuya) …” và ông khẳng định: “từ đó đến nay thì ông Tần vân đến công ty để trả tiền thuê xe..” (BL132). Cũng tại bản tường trình ngày 05/7/2010 (BL 140) ông Anh cũng xác nhận: “ Hàng tháng ông Tần có đén thanh toán tiền (thuê xe)  cho Công ty”.  Tường trình này phù hợp với lời khai ông Tần là: “Tôi đã thanh toán tiền thuê xe hàng tháng…” (BL 176). Nếu đã thanh toán tiền thuê xe hàng tháng  thì sao lại đòi ông Tần thanh toán tiền xe từ 22/1/2010? Nhưng tại bản tường trình ngày 05/7/2010, ông Anh lại viết: “ Ngày 27/1/2010 là hết hạn hợp đồng … nhưng đến nay ( tức 5/7/2010) vẫn chưa thấy ông Tần mang xe về trả công ty mà chỉ gọi điện về xin tiếp tục và công ty đã đồng ý để ông Tần đi xe tiếp nhưng chưa làm hợp đồng mới” (BL 140).
XI) Mâu thuẫn giữa lời khai của ông Kiều Ngọc Anh  với ông Trần Văn Tần: về tiền thuê xe: Tại BB ghi lời khai ngày5/7/2010 ông Anh khai: “ ông Tần thuê xe lần đầu tiên” (BL133). Nhưng tại BB ghi lời khai ngày 27/6/2010 ông Tần khẳng định “ tôi (Tần) đã thuê nhiều lần xe ô tô của Công ty Đông Hà Nội (BL 176).
XII) Mâu thuẫn ngay trong chính lời khai của ông Trần Văn Tần: về tiền thuê xe: Tại BB ghi lời khai ngày 27/6/2010 ông Tần khai “ tôi đã thanh toán tiền thuê xe hàng tháng” (BL176). Lời khai này phù hợp tường trình của ông Anh tại BL 140 nêu trên. Nhưng đến lời khai ngày 15/12/2011 (BL178) ông kkhai ông có đặt cọc chiếc xe máy, và “ ngoài chiếc xe máy trên, tôi chưa trả them đồng nào cho công ty thuê xe. Vì tôi nghĩ trị giá tiền của xe máy đủ để thanh toán tiền thuê xe từ 22/1/2010 đến 17/3/2010….”  Và cũng tại BB này, ông Tần lại khai “ kể từ 22/1/2010 đến 18/3/2010, tôi đã thanh toán trả tiền thuê x echo công ty, còn từ 18/3/2010 trở đi là tôi chưa thanh toán tiền thuê”. Nếu ông Tần đã thanh toán tiền thuê xe từ 22/1/2010 đến 18/3/2010 mà BAST vẫn tuyên buộc ông thanh toán tiền thuê xe từ 22/1/2010 là không phù hợp.
XIII) Thực sự, xe mấy “ đặt cọc” của ông Tần đã được giải quyết như thế nào? Tại BB ghi lời khai ngày 15/12/2011 (BL178) ông Tần khai “Công ty thuê xe đã bán thanh lý để bù vào tiền thuê xe của tôi”. Và “ việc công ty thanh lý bán chiếc xe máy tôi không có thắc mắc gì”. Tuy nhiên tại Đơn xin vắng mặt phiên tòa ngày 22/72014 (BL441), Công ty cổ phần Đông Hà Nội lại trình bày “ Hiện tại chiếc xe máy này công ty vẫn bảo quản, chưa thanh lý tài sản thế chấp…”. Nếu chưa làm rõ tình tiết này mà BAST vẫn tuyên phần dân sự là chưa “khác quan, đầy đủ”.
XIV)  Có những nội dung “nhầm” không tưởng, đáng ngờ, nhưng dễ dàng được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận : I) Trươc hết, tại Đơn tố cáo ngày 09/6/2010 ông Trần văn Tần viết “ Công ty chúng tôi ( Do tôi đứng tên trực tiếp làm hợp đồng thuê xe, có bản hợp đồng kèn theo) đã thuê chiếc xe 4 chỗ ngồi loại Get của Hàn Quốc, biển số đăng ký 30T- 4960 của công ty cổ phần Diệp Linh là đơn vị có tài sản cho thuê” (BL 171).  Như vậy ông Tần xác nhận ông là người trực tiesp làm HĐ, ông có HĐ kèm theo, hàng tháng ông có đến công ty  đóng tiền thuê xe, ông nhớ rõ cả biển kiểm soát thuê xe, và ông khẳng định Cty Diệp Linh mới là đơn vị cho thuê xe, và lý giải mâu thuẫn sai này là do “nhầm”… (BL176)! Việc “ nhầm” không tưởng, đáng ngờ này chưa được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ, vì có liên quan đến chủ sở hữ tài sản, đến tội danh “ cưỡng đoạt…” của bà Oanh! – II) cũng “ nhầm” không tưởng, đáng ngờ như vậy là trường hợp ông Kiều Ngọc Anh. Tại BB ghi lời khai ngày 5/8/2011 ông Anh khai: “ khi đến gặp chị Oanh thì có Thủy và Hùng lái xe của công ty đi. Việc giao nhận tiền giữa Thủy và Oanh tôi không rõ vì tôi không trực tiếp đi cùng. ( sau này có thêm dòng chữ “ vào nhà Oanh” mà nhìn mắt thường cũng có thể thấy ) – Ngày hôm sau, tôi có tham gia đến địa điểm lấy xe tại bãi…” (BL136). Lý giải cho mâu thuẫn này tại BB ghi lời khai ngày 29/12/2011 (BL138) ông Anh cho là “nhầm”. Việc “nhầm” của ông thể hiện ngay dụng ý là để phù hợp nội dung tại BB này là “ tôi đại diện công ty đi cùng để lấy xe”, chứ nếu chỉ có Thủy, Hùng, Sơn ( như lời khai ban đầu của Hùng BL134) thì chưa đủ dấu hiệu “ cưỡng đoạt tài sản công ty”?
3.  Kết luận trong bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
a). Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT ghi nhận: “Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Oanh vứng mặt không có lý do còn luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt vì bị cáo gửi đơn yêu cầu luật sư khkoong được đến  phiên tòa”, đồng thời phần đầu của bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT  không ghi nhận người bào chữa của cả bà Oanh và ông Thắng trong thành phần có mặt tham gia phiên tòa. Thế nhưng trang 7 Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT lại nhận định “… căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm soát viên , bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố cụng khác”. Trong khi, người bào chữa vắng mặt, thì làm sao Tòa án có thể căn cứ “ kết quả tranh luận tại phiên tòa” và “ý kiến của người bào chữa”. Điều này không phù hợp với thực tế khách quan.
B). Phần xét thấy của Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT   nhận định: “ … Căn cứ lời khai của bị cáo Oanh tại cơ quan điều tra, lời khai của người bị hại, người làm chứng và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án dã thẩm tra tại phiên tòa … đủ cơ sở kết luận… Trần Mạnh Thắng … mang xe ô tô trên đặt cho bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Oanh lại tầng 3 nhà 393 Trần Khát Chân .. . Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Oanh còn có hành vi bắt buộc công ty  cổ phần thiết kế xây dựng và vận tải Đông Hà Nội phải đưa cho Oanh 30.000.000đ thì mới trả xe ô tô…” Đây là hai trong số nhiều tình tiết trong hồ sơ vụ án tồn tại những mâu thuẫn giữa sự thực khách quan với kết luận của vụ án, nhưng không được cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm đối chất làm rõ, như đã nêu trên: cụ thể:
I) Có sự mâu thuẫn giữa lời khai của Vũ Thị Lan, ông Trần Mạnh Thắng với nội dung Cáo trạng, Bản án sơ thẩm số 337/2014/HSST (“BAST”) về “ địa điểm xảy ra vụ án” ( tầng 3 nhà 393 Trần Khát Chân) cụ thể: Tại BB ghi lời khai ngày 01/7/2010 (BL40); BB hỏi cung bị can ngày 06/06/2011 (BL47, 48); Bản tường trình ngày 01/07/2011 (BL55) ông Trần Mạnh Thắng đều khai Thắng, Lan gặp Oanh ở tần 2 số nhà 393 Trần Khát Chân. Phù hợp với lời khai của bà Lan tại BB ghi lời khai ngày 8/7/2010 (BL96);  tại BB ghi lời khai ngày 11/8/2010 (BL99). Thế nhưng Cáo trạng và BAST đều xác định là “tầng 3” (trang 3 cáo trạng và trang 2 BAST). “Tầng 3” này lại phù hợp lời khai của ông Thắng  tại BB ghi lời khai ngày 4/5/2011. Việc có mâu thuẫn trong xác định “ địa điểm” là vi phạm khoản 1 điều 63 và Điều 64 BLTTHS.
II) Về hành vi “ bắt buộc”  Công ty cổ phần thiết kết xây dựng và Vận tải Đông Hà Nội “Cty CP Đông Hà Nội) đưa 30.000.000đ của bà Oanh, chính bà Trần Thị Thu Thủy – nhân vieenc Cty CP Đông Hà Nội  đã có mâu thuẫn trong lời khai của chính mình về việc đưa số tiền 30 triệu đồng cho bà Oanh: Bà Thủy có nhiều lời khai cho rằng bà Oanh là người đưa ra yêu cầu giao cho bà Oanh 30 triệu đồng như tại các BB ghi lời khai ngày 29/12/2011 BL126); Đơn trình báo (BL131); Đơn tố cáo (BL 130) điều này phù hợp với Cáo trạng và BAST ( trang 3) là: “Oanh yêu cầu đưa 30 triệu đồng”. Tuy nhiên, tại BB ghi lời khai ngày  26/10/2010 (BL 124) bà Thủy lại khẳng định: “ tôi bảo với chị Oanh là 30 triệu thì chị Oanh đã đồng ý nhận…”. Như vậy 30 triệu đồng là do bà Thủy “ bảo với bà Oanh và bà Oanh đồng ý nhận” chứ không phải “ bà Oanh yêu cầu đưa 30 triệu đồng”.
Như vậy. Biệc Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT   “căn cứ lời khai của bị cáo Oanh tại cơ quan điều tra, lời khai của người bị hại, người làm chứng và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án…” , tức mặc nhiên thừa nhận những mâu thuẫn chưa được làm rõ nêu trên, đồng thời nhận định “ đủ cơ sở kết luận” là không phù hợp với sự thực khách quan.
C) Cũng tại phần Xét thấy của Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT , Tòa án nhân dân Tp Hà Nội kết luận đồng quan điểm với Tòa án cấp sơ thẩm khi cho rằng việc áp dụng Điểm a khoản 3 Đều 139, Khoản 1 điều 135 BLHS, xử phạt bà Oanh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản “ có căn cứ, đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế những tài liệu trong hồ sơ vụ án không đủ căn cứ để kết luận bà Oanh phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cưỡng đoạt tài sản”, trong hồ sơ vụ án có rất nhiều điểm vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và mâu thuẫn chưa được làm rõ, các “chứng cứ” này chỉ nhằm “hợp thức hóa” việc kết án bà Oanh. Cụ thể”
I) Về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Theo điều 139 BLHS, đòi hỏi phải chứng minh yếu tố “ thủ đoạn gian dối” và mục đích “ chiếm đoạt tài sản”…
+  Trước hết, dấu hiện “ dung thủ đoạn gian dối”. BAST cho rằng bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh có hành vi: “ … nói Thắng đặt lại xe ô tô, thì mới cho  Thắng vay tiền. Khi Thắng đặt lại xe, bị cáo đã nói với Thắng ra quán nước ngồi đợi và lên phố Hàng Khoai, nhưng sau đó vẫn không cho Thắng vay tiền và đã mang xe Thắng đặt đi gửi tại bãi xe Song Cường. Thắng đã đòi nhiều lần song bị cáo Oanh không trả xe”. Tuy nhiên, chứng cứ duy nhất – ngoài lời khai các đương sự là tờ giấy ông Thắng viết tay ( BL 197) khẳng định “ nay tôi giao chiếc xe này cho cô oanh sử dụng và không phải trả tiền, mọi loại tiền thuê xe đều do tôi trả”. Ngay tại BB phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 15/9/2014 của TAND quận Hai Bà Trưng, ông Thắng đã khẳng định
  “… tôi có ý kiến là tôi không đặt xe ô tô cho Bị cáo Oanh mà tôi chỉ gửi để Bị cáo Oanh trông hộ xe thôi” (BL 509)
“…. Oanh có bảo tôi cứ để xe của tôi ở lại đây để Oanh trông hộ vì nhà Oanh có chỗ để xe. Tôi có viết giấy để Oanh trông hộ x echo tôi “ (BL 510)
“ Tôi không đặt xe, tôi nhờ Oanh trông hộ xe “ (BL511)
“ Tôi giao xe là để Oanh trông giúp” (BL512)
  Như vậy, từ chứng cứ trực tiếp là giấy viết tay đến những lời khai của “ người bị hại” chứng minh bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh không có hành vi “ nhận đặt xe” của ông Thắng. Người làm chứng có thể là duy nhất liên quan hành vi này là bà Vũ Thị Lan, thì như chúng tôi nêu ở trên, có lời khai đầy mâu thuẫn với các đương sự khác, mà không được đối chất làm rõ thì không thể sử dụng lời khai làm chứng cứ. Ngay tại BAST cũng thể hiện rõ mâu thuẫn này khi nêu: “.. Lan là người chứng kiến toàn bộ sự việc ..”, nhưng ngay sau đó lại phủ nhận: “… trong lúc Oanh và Thắng nói chuyện Lan có điện thoại ra ngoài nghe nên không biết” ( trang 5). Đã là chứng kiến toàn bộ sao lại khôn biết. Và đã không biết  thì lời khai của người làm chứng không thể sử dụng làm chứng cứ theo quy định Khoản 2 Điều 67BLTTHS. Cần lưu ý, bà Lan, trong suốt quá trình tố tụng tại cơ quan điều tra được xác định là “người liên quan”, chính vì vậy, khi lấy lời khai của bà Lan, cơ quan điều tra đã không thực hiện đúng quy định Điều 135 BLTTHS về việc lấy lời khai người làm chứng. Và sau này, dù đã có lệnh áp giải, bà Lan vẫn vắng mặt tại phiên tòa.
  Còn bà Oanh xác định “… số tài sản trên là Thắng tự cho tôi mượn nhưng tôi không mượn, nhưng sau đó tôi vẫn đem xe đi cất tại bãi xe”,  “…. Tôi không có số điện thoại của Thắng mà Thắng cũng không đến lấy xe”. (BB hỏi cung bị can ngày 03/1/2012 –BL88). “ Thắng không đặt vấn đề vay tiền tôi, còn số tài sản trên là Thắng tự ý cho tôi mượn nhưng tôi không mượn, nhưng sau đó tôi vaaxn đem xe đi cất tại bãi xe.” (BL88). “ Tuy tôi không nhận lời mượn xe của anh Thắng cho mượn nhưng tôi thấy xe để ngay dưới lòng đường, có phải chỗ để xe. Bãi xe ở đây đã chật hết chỗ. Tôi không biết có bãi gửi xe đêm nào gần nhà tôi vì tôi không gửi xe ô tô ở chỗ khác gần đây bao giờ và tôi nghe nói là có rất ít bãi gửi xe ban đêm. Tôi đã đem  gửi ở bãi gửi xe gần trường tôi vì tại baaxi gửi xe (tại Trần Khát Chân) tôi biết đã có nhiều vụ mất xe và mất phụ tùng xe, tôi không muốn bị phiền toái nếu xe bị mất hay mất phụ tùng” (BB hỏi cung bị can ngày 04/01/2012 –BL90).
 Còn kết luận “Thắng đã đòi nhiều lần nhưng Oanh không trả xe” là không phù hợp chính lời khai của Thắng tại BB ghi lời khai ngày 28/7/2011 (BL45) : “…Oanh nhắ tôi qua điện thoại…  anh thích lấy tài srn gì thì cứ viết vào giấy gửi cho Oanh. Nội dung trên Oanh nhắn nhiều lần nhưng tôi không thực hiện:. (BL45). Điều này cho thấy rõ Oanh không có mục đích chiếm đoạt tài sản của anh Thắng mà chỉ yêu cầu anh thực hiện việc trả nợ cho chị Lan ( có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản khác).
 Về Pháp lý, theo quy định của Điều 327 và điều 343 Bộ luật Dân sự, việc cầm cố, thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Không có văn bản nào thể hiện nội dung Thắng cầm cố, thế chấp ô tô 30T -4960 cho bà Oanh thì không thể kết luận “ thủ đoạn gian đối đặt xe”.
+ Về dấu hiệu “ chiếm đoạt xe ô tô”:
Về ý thức chiếm đoạt: không có căn cứ nào xác định bà Oanh có ý thức  chiếm đoạt xe ô tô. Trái lại, chính các cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh bà Oanh khong có ý thức chiếm đoạt khi khởi tố, truy tố va xét xử bà Oanh tội “ cưỡng đoạt tài sản”. Rõ rang bà Oanh không có ý thức chiếm đoạt nên mới “ uy hiếp tinh thần cán bộ công ty” lấy 30 triệu để tả xe như bị cáo buộc.
 Về tài sản xe ô tô:  Hồ sơ vụ án có rất nhiều mâu thuẫn chưa được là rõ để xác định xe ô tô 30T-4960 thuộc sở hữu của ai? Khi ông Thắng sử dụng thì là tài sản hợp pháp hai là “ tài sản” phạm tội do hành vi “ chiếm dụng” của ông Tần. Cụ thể + / lúc ban đầu xe 30T-4960 được xác định của bà Trần Thị Thu Thủy, chính bà Thủy xác nhận là “ chủ sở hữu hợp pháp” (BL 196), bà giao dịch trực tiếp với bà Oanh với tư cách cá nhân. Tiền 4 triệu thì bà bảo là “ người nhà mang đến” (BL129). Ông Anh đại diện công ty – thì khẳng định: “ ông không rõ..” (BL138). Khi đi lấy xe thì ông “đứng ngoài” (BL 138). Chính vậy, bà Thủy được cơ quan điều tra xác định là “ người bị hại” (BL122,124,126). Chưa kể ông Tần còn “ nhầm” xe của công ty Diệp Linh (BL171) ++/ Nếu đúng “ hết hạn hợp đồng, ông Tần không trả xe và cũng không thanh toán tiền” như ông Anh nhiều lần khẳng định (BL 149,250,143,142..) thì xe 30T-4960 đã là tài sản bị “chiếm đoạt”, tài sản “ phạm tội”. Cuối cùng là người có quyền thực sự đối với tài sản này là Ngân Hàng TMCP CT VN chi nhánh Đông Anh lại không được tham gia tố tụng. Tại biên bản ghi lời khai của ông Đỗ Duy Hùng, do ĐTV Lê Quyết Thắng lập lúc 20h ngày 21/8/2011 tại Trụ sở Cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội: “ Tôi biết rõ xe ô tô BKS: 30T-4960 là tài sản sở hữu của Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và vận tải Đông Hà Nội”. (BL135).
 Từ những căn cứ nêu trên, xác định BAST tuyên bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh phạm tội “lừa đảo chiếm đọaat tài sản” theo Điều 139BLHS là không có căn cứ.
II) Về tội danh “ Cưỡng đoạt tài sản”: Theo Điều 135 BLHS đòi hỏi dấu hiệu bắt buộc là “ đe dọa sẽ dung vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”. BAST kết luận bà Nguyễn Vũ Hoàng Oanh có hành vi: “… Yêu cầu công ty cổ phần thiết kế xây dựng và vận tải Đông Hà Nội phải đưa cho bị cáo 30 triệu đồng thì bị cáo mới trả xe ô tô. Hành vi của bị cáo thiể hiện việc uy hiếp về mặt tinh thần đối với cán bộ Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và vận tải Đông Hà Nội, vì nếu không đưa 30 triệu đồng họ sợ sẽ không lấy được xe ô tô”. Kêt luận này không đủ căn cứ , vì lẽ:
+ Như đã nêu ở trên, chủ sở hữu tài sản xe 30T-4960 thực sự chưa được làm rõ nên chửa thể kết luận “ uy hiếp … cán bộ công ty” khiến “họ” sợ không lấy được xe.
+ Tại bản tường trình ông Kiều Ngọc Anh lập ngày 5/7/2010 (BL140) ông Anh nhận mình mới alf người đại diện công ty, nhưng người bị “uy hiếp tinh thần” ở đây lại là bà Thủy?  Thận chí, khi được hỏi ông có biết liên lạc trước đó giữa bà Thủy và bà Oanh không? Ông Anh trả lời: “ tôi không rõ 2 người trao đổi việc gì mà chỉ thấy Thủy là Kế toán Công ty tôi nói là đem 30 triệu đến Oanh để chuộc xe ô tô ..” (BL138). Và khi đến nhà Oanh thì ông “ ở ngoài” … Ôn Anh chưa có lời khai nào khửng định “bị bà Oanh uy hiếp tinh thần” nên BAST cho là “ họ” sợ là suy diễn không căn cứ.
+ Không có chứng cứ nào chứng minh bà Thủy được công ty Ủy quyền hoặc giao trách nhiệm “ lấy được xe cho công ty” nên không thể cho là bà Thủy bị “ uy hiếp tinh thần” do sợ ( trách nhiệm) không lấy được xe về cho công ty. Một suy diễn có lợi cho bị cáo, bà Thủy muốn “lập công”, “lấy điểm” với công ty nên đã “ đề nghị 30 triệu” (BL 124) tự nguyện cho bà Oanh để lấy xe như chính tay bà viết tại BL 197 thì sao? Điều này cho thấy lúc đầu mọi việc ddefu do bà thực hiện, bà giao dịch, bà “ bảo bà Oanh 30 triệu”, thậm chí bà bảo người nhà mang tiền tới khi thiếu tiền…
+ Các chứng cứ sau này chứng minh “ hợp thức hóa” cho việc bà Thủy là nhân viên công ty, nhưng vẫn thể hiện những mâu thuẫn khó hiểu như chúng tôi nêu ở trên, ví dụ bà Thủy bảo “ người nhà mang tiền 4 triệu đến bãi xe”, nhưng Phiếu chi của công ty 4 triệu (BL196) đã “ hợp thức hóa” khaorn tiền này bà nhận của công ty vào chính ngày 21/8/2010.
+ Một căn cứ chắc chắn cho thấy bà Thủy không bị “ uy hiếp tinh thần” là trước khi sự việc xảy ra ngày 21/8/2010), vụ việc “ mất xe” đã được ông Trần Văn Tần làm đơn tố cáo ngày 9/6/2010 (BL171); ông Thắng cũng trình báo ngay từ tháng 3/2010; và Công ty cũng trình báo, tố cáo… và ngày 4/7/2010, Giám đốc công ty cũng ủy quyền cho ông Kiều Ngọc Anh giải quyết vụ việc (BL 254). Công an đã vào cuộc, đang tiến hành điều tra, ra thong báo truy tìm tang vật ngày 17/7/2010 (BL197), lấy lời khai nhiều đối tượng trong đó có cả bà Oanh. Như vậy, nếu bà Thủy biết được thông tin về chiếc xe thì có nghĩa vụ thông báo với công an và “ tinh thần” của bà chắc chắn không bị “uy hiếp” vì chắc chắn công an sẽ lấy được chiếc x echo công ty. Việc BAST kết luận “sợ” không lấy được xe – trong khi Công an đang điều tra – là tạo tâm lý “ không tin tưởng vào công an” trong nhân dân. Chính điều này, củng cố thêm căn cứ cho thấy, bà Oanh đã bị “gài bẫy” để “ bắt quả tang” “ cưỡng đoạt tài sản”
 KIẾN NGHỊ  :
 Qua toàn bộ nội dung trình bày trên, để đảm bảo sự thật khách quan, đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo không oan sai, kính đề nghị Quý lãnh đạo Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xem xét giải quyết:  Có kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT của Tòa  án TP Hà Nội  để xét xử Giám đốc thẩm quyết định hủy Bản án phúc thẩm số 209/2015/HSPT và đình chỉ xét xử vụ án.
Trân trọng 
1.    Luật sư : Trần Văn Tạo ( Nguyên thủ trưởng cơ quan CSĐT công an TP Hồ Chí Minh)
2.     Luật sư:  Nguyễn Văn Đạt ( văn phòng Luật sư Đạt Nguyễn VIETLAW)






















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét