Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Hồ Sơ dân oan Phạm Thị Lê người phụ nữ Tự Thiêu để giữ đất


Trong các văn bản của chính quyền giải quyết vụ tranh chấp đất đai của bà Phạm Thị Lê đều ghi rõ đất của bà Lê đang tranh chấp là tài sản bà được thừa kế từ đời ông nội bà để lại cho bố mẹ của bà rồi bà Lê  là người được thừa kế tiếp theo.
 năm 1972 bố mẹ của bà vào Đắk Lắk làm ăn, năm 1978 bà Lê quay về tiếp tục xử dụng mảnh đất này. Năm 1979 chính quyền giao một phần mảnh đất của bà Lê đang sử dụng là tài sản thừa kế của bà cho bà Phạm Thị Mễ chỉ vì bà Mễ có đơn xin đất làm nhà ở. sau đó bà Mễ bán cho ông Thạch Cảnh Phổ trước khi việc mua bán của ông Phổ và bà Mễ diễn ra thì bà Lê đã nhiều lần làm đơn yêu cầu chính quyền trả lại đất cho bà, bà Lê chỉ đồng ý cho 100m đất làm nhà ở số còn lại phải trả lại cho bà nhưng chính quyền không giải quyết . sự việc kéo dài đến nay đã hơn 30 năm.
kết quả của việc tranh chấp là bà Phạm Thị Lê đã phải ngồi tù 6 tháng vì dằng co không cho con trai ông Thạch Cảnh Phổ sử dụng mảnh đất đang tranh chấp trong lúc dằng co con trai ông Phổ là anh Thạch Cảnh Thuận sinh năm 1980 đang câm Cuốc, hai bên dằng co cán cuốc va vào đầu anh Thuận là anh Thuận bị thương 0,2% sức khỏe.
Sau khi ra tù bà Lê vẫn tiếp tục đấu tranh khiếu kiện . Sáng  ngày 12/08/2015 khi tòa án chưa giải quyết đơn khởi kiện vụ án tranh chấp mảnh đất trên thì công an, dân phòng ập đến cưỡng chế mảnh đất đang tranh chấp của gia đình bà mà chính quyền giao cho bà Mễ và ông Thạch Cảnh Phổ. Vì quá uất ức trước sự bạo quyền của nhà cầm quyền cộng sản bà Phạm Thị Lê đã phải Tự Thiêu để đấu tranh bảo vệ mảnh đất của bà.
hiện nay vụ tranh chấp đất đai vẫn chưa được giải quyết  . Ngày 14/08/2015 sau khi bà Lê tự Thiêu UBND huyện Đức Phổ ra giấy mời họp giải quyết vụ của bà Lê để che mắt.
Ngày 14/8/2018 tòa án ND huyện Đức Phổ gửi bưu điện cho bà Lê giấy báo Quyết định trả lại đơn khởi kiện của bà Lê do Chánh án Huỳnh Ngọc Kháng ký ngày 10/8/2015.
Cho tới nay vụ việc tranh chấp đất của bà Lê vẫn chưa được giải quyết.
19/11/2015










Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Hồ sơ cá nhân Trần Thị Nga


Họ tên: Trần Thị Nga sinh ngày 28/04/1977
Địa chỉ gia đình: xóm 3 Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Việt Nam
Chỗ ở  : số nhà 254 đường Trần Thị Phúc, tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Việt Nam
Điện thoại: 0972572585. Điện thoại gia đình: 0351.3874208
Dân tộc  Kinh . Quốc tịch  Việt Nam
tôi có 04 đứa con. hai cháu lớn đi học cho tới nay chưa trực tiếp gánh chịu sự đàn áp của công an nên tôi không đưa vào. còn hai cháu nhỏ Trần Văn Phú và Trần Văn Tài  liên tục gánh chịu sự đàn áp, đánh đập, bắt bớ của lực lượng công an.
1.     Trần Văn Phú sinh ngày 26/2/2010.
2.     Trần Văn Tài sinh ngày 27/11/2012.


Lý do và Quá trình hoạt động xã hội:
-         Năm 2003 đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan bị chủ thuê và môi giới bóc lột sức lao động và tiền lương, phải làm việc từ 4h sáng đến 21h đêm . lương nhận được 6 tháng làm việc tổng 16 nghìn đài tệ thay vì 16 nghìn 8 trăm đài tệ mỗi tháng.
-            - Em trai môi giớ VN đưa ra ngoài làm việc bất hợp pháp thành lao động bất hợp pháp.
-     -     Năm 2005 bị tai nạn giao thông, bị chính phủ VN bỏ rơi khi bà Lei Jian đại biểu quốc hội Đài Loan trực tiếp liên lạc, ông Zhang Guo Liang bộ lao động ĐL trực tiếp liên lạc và gửi 02 công văn cho chính phủ VN yêu cầu hợp tác với chính phủ ĐL giúp đỡ giải quyết vụ việc của tôi. nhưng chính phủ VN đã làm ngơ.

Tôi đã được văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan của LM Nguyễn Văn Hùng giúp đỡ trong 3 năm để điều trị vết thương và ra tòa giải quyết vụ tai nạn giao thông. Trong thời gian này tôi tự tìm hiểu luật pháp để bảo vệ mình và làm thiện nguyện giúp lao động VN gặp nạn tại Đài Loan.

Quốc hội Đài Loan đã mở cuộc họp báo vụ tai nạn của tôi bà Lei Jien đại biểu quốc hội Đài Loan và tôi trong buổi họp báo tháng 03/2008
Ngày 21/02/2008 tôi tham gia buổi thiện nguyện đem quà tết đến với những tù nhân Việt Nam là lao động bất hợp pháp tại trại giam Ý Lán , Đài Loan 
- Tháng 8 năm 2008 tôi về VN buôn bán kiếm sống và tiếp tục làm thiện
nguyện giúp lao động và thân nhân những người lao động VN gặp nạn tại Đài Loan.
  1. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2010, lúc 8g30 sáng tôi đã bị  phó Công An (CA) phường Hai Bà Trưng, tên Quyết (bí danh Quyết Sùi) và tên CA khu vực tên HoàngTuấn Anh đến nhà lừa tôi đến CA phường làm lại giấy tạm trú. Khi đến đó tôi bị 2 CA thuộc Phòng Bảo Vệ Chính Trị Công An tỉnh Hà Nam(PBVCT/CAVN)   đưa giấy triệu tập và bắt tôi đến (PBVCT/CAVN) để tra tấn tinh thần trong khi tôi bị thương và đang bụng mang dạ chửa tháng thứ 7. Những kẻ tra tấn tinh thần tôi hôm đó gồm có ông  Tuân, Phòng Bảo Vệ Chính Trị, ông Đinh Văn Bích phó trưởng Phòng Bảo Vệ Chính Trị, ông Hải trưởng phòng BVCT/ CA tỉnh Hà Nam, ông Truy  công an  Bộ và 4 người khác tôi không biết tên và chức vụ. Họ thay nhau tra tấn tinh thần tôi; khi thì họ quát tháo, mắng mỏ, doạ dẫm, uy hiếp làm hại con cái tôi, nhân thân gia đình tôi. Lúc thì ngọt ngào, dụ dỗ ép tôi từ bỏ công việc giúp đỡ người lao động VN gặp Nạn với lý do rất hài hước “ Chỉ có những kẻ khủng bố bán nước hại dân mới giúp người khác không công, còn người Việt Nam chân chính không ai làm việc đấy”. Tôi đã trả lời họ là: Những việc tôi làm giúp người gặp nạn không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức con người vì thế tôi vẫn tiếp tục làm việc mình cần làm.  Đến 5h chiều họ mới trả tự do cho tôi khi mà cơ thể tôi đã đau đớn và mệt mỏi.
  2. Tối 24/12/2010 nhóm anh chị em Cựu lao động Việt Nam gặp nạn tại Đài Loan đã về Việt Nam hơn 20 người tổ chức gặp nhau tại Hà Nội và  cùng nhau đến nhà thờ Thái Hà tham dự buổi lễ Noel, sau khi tham dự buổi lễ xong chúng tôi về nhà nghỉ ở phường Trung Liệt  thì lực lượng công an ập đến đàn áp bắt 4 người về công an phường đe dọa, ngăn cấm  chúng tôi không được tổ chức gặp mặt.
thứ7) http://thuynga30.blogspot.com/2010/01/su-e-hen-cua-cong-viet-nam.html